Nước lợ là nguồn nước ở ven biển bị nước biển xâm thực làm nhiễm mặn. Tỷ lệ muối hòa tan trong nước lợ cao do đó không thể sử dụng trực tiếp để làm nước sinh hoạt. Các vật dụng gia đình khi tiếp xúc với nước lợ cũng nhanh bị han gỉ, ăn mòn.
Trong nước lợ, nồng độ muối hòa tan vào khoảng 1 - 10 g/l, là điểm trung gian giữa nước mặn và nước ngọt.
Nước lợ được tạo ra từ các nguyên nhân sau:
- Nước biển được trộn lẫn với nước ngọt, xảy ra ở các hạ nguồn cửa sông tiếp giáp với biển
- Nước ngầm bị lợ cho tích tụ quá trình phong hóa muối
- Con người tạo ra nước lợ trong các công trình xây dựng đầm lầy, đê điều.
- Hiện tượng xâm nhập mặn từ biển vào sâu trong đất liền tại các khu vực đồng bằng có độ cao so với mực nước biển thấp như đồng bằng sông Cửu Long.
- Chất khoáng tự nhiên trong đá bị hòa tan ra các sông, suối, ao,...
- Nước mặn từ các suối muối tự nhiên chảy vào các vùng nước ngọt
- Phân bón dư thừa từ quá trình canh tác thoát ra sông, hồ.
Nước lợ cũng được coi là một nguồn tài nguyên quốc gia bởi nó mang lại lợi ích kinh tế đối với những khu vực nước lợ. Một số loài thủy hải sản ưa nước lợ: rươi, cá chép, cá đác, cá chó,... Nước lợ còn là môi trường sống của nhiều loại cây trong các đầm lầy như sú vẹt có tác dụng bảo vệ đê điều, ngăn chặn bão cát, giảm tác động của sóng biển tới đê điều,...
Tuy nhiên, nước lợ cũng có những ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân, trong đó có:
- Ảnh hưởng tới sức khỏe - sinh hoạt hàng ngày
+ Uống nước lợ khiến tăng nguy cơ các bệnh về đường ruột, thận, gan, huyết áp,...
+ Nước nợ sử dụng trong tắm giặt có thể gây các bệnh về da như viêm da, mụn nhọt
+ Nước lợ làm han gỉ, giảm tuổi thọ của các thiết bị vệ sinh trong nhà như ấm đun nước, xoong nồi, vòi nước, bình nóng lạnh,...
- Ảnh hưởng tới hoạt động nông và công nghiệp
+ Nước lợ khiến cho các cây trồng ưa nước ngọt bị héo, đất đai cằn cỗi, mất mùa
+ Năng suất cây trồng nông nghiệp bị giảm thiểu
+ Làm suy giảm đa dạng sinh học
+ Ô nhiễm môi trường và nhiều hệ lụy khác cho ngành nông nghiệp
+ Ăn mòn các máy móc, thiết bị công nghiệp, phá hủy cấu trúc của cầu đường.
Tình trạng nước lợ xảy ra khá thường xuyên ở vùng đồng bằng ven biển, việc xử lý nước lợ thành nước ngọt luôn là vấn đề cấp thiết của những người dân nơi đây. Sau đây là một số cách xử lý nước lợ hiệu quả:
Chưng cất áp dụng nguyên lý nhiệt độ bay hơi của nước để thực hiện. Nước sẽ được cung cấp nhiệt độ 100 độ C, nước bốc hơi gặp lạnh sẽ ngưng tụ.
Ưu điểm của hình thức này là có thể lọc được nước hiệu quả, áp dụng được cả với nguồn nước nhiễm mặn. Tuy nhiên, phương pháp chưng cất lại dễ đóng cặn, các thiết bị phải thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa.
Người ta sẽ thêm hydrocacbon vào các dung dịch nước lợ, thông qua quá trình phản ứng sẽ tạo ra các tinh thể hydrat phức tạp. Sau đó, thu được nước ngọt.
Phương pháp xử lý nước lợ này thường được sử dụng trên các quy mô lớn, phục vụ cho các hoạt động sản xuất, nông nghiệp hoặc công nghiệp - các hoạt động không yêu cầu cao về tính tuyệt đối của nồng độ muối trong nước.
Người ta sẽ tạo ra 2 điện cực âm và dương, điện cực âm có khả năng hút các ion dương, điện cực dương có khả năng hút các ion âm.
Các màng bám thấm được lắp đặt ở giữa cả 2 điện cực để Na+ và Cl- có thể đi qua, nước ở trung tâm sẽ được khử muối dần dần và thu được nước ngọt.
Thẩm tách điện là phương pháp thực hiện đơn giản, không quá cầu kỳ và không tốn kém quá nhiều chi phí.
Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này không cao, nước thu được vẫn giữ lại một lượng muối nhỏ. Do đó, nước được tạo ra nhờ phương pháp này chỉ được sử dụng trong các hoạt động chăn nuôi, sản xuất, nông nghiệp.
Máy lọc nước lợ RW-RO-514BW với công nghệ lọc nước thẩm thấu RO 5 cấp mang đến nguồn nước sạch và tinh khiết cho gia đình bạn.
Máy lọc nước lợ có công suất lọc nước tối đa là 560 lít/ngày, bơm trợ lực.
Nên để bình nước đầu vào với độ cao trên 3m để tránh áp lực từ máy bơm.
Không nên để bình lọc gần những vị trí nhiều vi khuẩn như nhà vệ sinh, những nơi ấy sẽ khiến vi khuẩn có thể xâm nhập vào bình lọc.
Với những nguồn nước cứng hoặc nước nhiễm đá vôi bạn cần chú ý cứ sau 10 ngày sử dụng lấy lõi nước số 2 ngâm trong nước muối đã bão hòa trong vòng 24h đồng hồ. Khách hàng nên mua thêm một lõi số 2 để sử dụng khi ngâm.
Nước sau khi lọc có mùi ngái bạn cần kiểm tra lõi lọc nước số 5 chính là lõi làm nên mùi vị của nước, nếu còn hạn sử dụng bạn nên kiểm tra sang màng lọc nước.
Không dùng nước nóng để lọc.
Nếu bạn đang sử dụng máy lọc nước với 5 cấp lọc. Chúng tôi khuyên bạn nên bổ sung thêm 3 lõi lọc nước mới. Sự bổ sung này sẽ tạo thêm khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người, ngoài ra còn giảm lão hóa giúp chúng ta trẻ lâu hơn.
Nếu nguồn nước của bạn bị ô nhiễm khá nặng bạn nên sớm thay đổi màng lọc mới.
Nguồn nước thải sau khi lọc nước không hoàn toàn là một nguồn nước vứt đi. Vì đã được lọc qua một số cấp nên nguồn nước thải này khá sạch. Bạn có thể dùng để rửa bát, lau nhà, tưới cây...
Không được bít lỗ thoát nước thải.