Ngày nay, dân số hiện tại được tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2023 là 99.775.832 người tồn tại trong lãnh thổ có diện tích là 331.698 km2. Mật độ dân số tuy có khác nhau giữa đô thị và nông thôn nhưng là cao so với mặt bằng chung của thế giới. Với quy mô như vậy, thật khó khăn để cung cấp những điều kiện sống tốt nhất cho mọi người, nhất là vấn đề nước sạch đang rất cấp thiết hiện nay. Theo báo cáo của UNICEF năm 2022, tỷ lệ người dân Việt Nam sử dụng nước sạch đạt 93%, trong đó 84% là ở khu vực thành thị và 99% là ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 7 triệu người dân Việt Nam không có quyền tiếp cận nước sạch, chủ yếu sống ở các vùng sâu vùng xa, miền núi và hải đảo. Vậy có hướng đi nào cho vấn đề này?
Nếu nói Việt Nam toàn nguồn nước ô nhiễm là hoàn toàn không đúng, vẫn có những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước đang ngày đêm cố gắng cung cấp ra thị trường nguồn nước đạt chuẩn nước sạch. Nhưng sự thật vẫn là khó tiếp cận bởi:
Sau khói lửa chiến tranh liên miên, Việt Nam mới thực sự hội nhập và phát triển với thế giới sau sự kiện gia nhập tổ chức Liên Hợp Quốc năm 1977. Tính đến hiện nay là hơn 45 năm phát triển, dù có nhiều đổi mới tích cực về mọi mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao thế nhưng lại có sự ảnh hưởng đến môi trường. Đây là điều mà tất cả các nước phát triển và đang phát triển đều phải trải qua và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Chúng ta có những đường ống dẫn nước lớn nhưng vỡ hết lần này đến lần khác, có những hệ thống dẫn nước cho người dân nhưng lại thiếu công tác bảo trì,,, và rất nhiều câu chuyện dở khóc dở cười khác về cơ sở hạ tầng ngành nước sạch. Đó là những nơi được nhà nước quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, còn lại thì thiếu trầm trọng ở những nơi vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo.
Để phát triển thần tốc sau chiến tranh, những nguồn vốn đầu tư từ mọi nguồn hầu như đều tập trung vào chính sách phát triển kinh tế và sản xuất kinh doanh. Mặc dù có sự quan tâm của Đảng và nhà nước nhưng để có thể đáp ứng 100% dân số cần thêm rất nhiều thời gian. Với mức chi phí cao để xây dựng và bảo dưỡng cao, rất khó để nhà nước cung cấp đủ nguồn lực thực hiện điều này.
Trước đây, khi những nguồn nước chưa chịu những tác động xấu như: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, thuốc trừ sâu, kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh,... thì không ai cảm thấy bản thân có trách nhiệm bảo vệ nguồn nước sạch. Suy nghĩ đây nà nước của chung, đây là việc của chung nên cứ nghĩ là mình xả thải hay có tác động xấu một vài lần cũng chẳng ảnh hưởng quá nhiều. Chính vì suy nghĩ sai lầm đó khiến cho nguồn nước càng lúc càng tệ đi, đến lúc mặt nước đen sì đầy ô nhiễm lại mong nhà nước vào cuộc cải thiện đời sống. Thật đau lòng khi nhìn thấy chính chúng ta đang tự tận diệt dân tộc Việt Nam. Chỉ có ý thức bảo vệ nguồn nước sạch mới có thể giúp chúng ta vượt qua được thách thức này, đây không phải lời kêu gọi xuống bởi thực tế cho thấy những con kênh đen ngòm hôi thối, những con sông chết đang hiện hữu ngoài kia. Bảo vệ nguồn nước sạch không chỉ là bảo vệ nguồn nước sinh hoạt mà còn là bảo vệ giống nòi.
Không thể mãi trông chờ vào việc nhà nước sẽ đưa nguồn nước sạch đến khắp nước ta bởi không chỉ nước sạch mà còn rất nhiều vấn đề cấp thiết khác cần được xử lý. Nguồn ngân sách không thể đáp ứng được thế nên vẫn còn những nơi chưa thể tiếp cận nước sạch.
Để giải quyết vấn đề đó REWA xin đưa ra giải pháp giúp mọi nhà có thể tiếp cận nguồn nước sạch dùng cho sinh hoạt. Cụ thể, khi sở hữu thiết bị lọc nước của REWA với những công nghệ lọc tiên tiến và hiệu quả đến từ Hàn Quốc như: RO, UF, NANO,.. sẽ cải thiện hoàn toàn nguồn nước, đạt tiêu chuẩn để nạp vào cơ thể. Đây là cách giải quyết vấn đề tốt nhất bởi nước sau khi được lọc bởi các thiết bị lọc nước sẽ loại bỏ các chất gây hại.